JOHARI WINDOW & ANIMATING RISK | Hình tượng động vật và Rủi ro

Trong thời điểm không chắc chắn hiện tại, chúng ta (có thể) đã nghe qua một số thuật ngữ, trong đó sử dụng hình ảnh của những loài động vật như Voi, Thiên nga, Tê giác và Sứa để ẩn dụ cho rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, đặc biệt là các tương lai mà chúng ta chưa bao giờ dám tưởng tượng. Các phép ẩn dụ này được hình thành chủ yếu dựa trên khung khái niệm “Johari Window” (cửa sổ Johari).

Năm 1955, hai nhà tâm lý học Joseph Luft và Harrington Ingham đã phát triển khái niệm “Johari Window” để giúp mọi người hiểu rõ hơn về mối quan hệ của con người với chính bản thân họ và với những người khác. Nhà triết học người Ireland, Charles Handy về sau đã giải thích nó là “Ngôi nhà Johari với bốn phòng”: (1) Căn phòng known-knownArena (sân khấu) - phần mà chúng ta và những người khác đều nhìn thấy; (2) Căn phòng known-unknownFaçade (mặt tiền) - phần không gian riêng tư mà chúng ta biết nhưng lại muốn giấu người khác; 3. Căn phòng unknown-known là Blind-spot (điểm mù) - chứa đựng những khía cạnh mà người khác nhìn thấy nhưng chúng ta lại không biết và không nhận ra; (4) Căn phòng unknown-unknown là phần vô thức của chúng ta mà cả chính chúng ta và người khác đều không nhìn thấy.


As we know, there are known knowns; there are things we know we know. We also know there are known unknowns; that is to say we know there are some things we do not know. But there are also unknown unknowns – the ones we don’t know we don’t know.” - Donald Rumsfeld (cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ).

VOI ĐEN - Black Elephant (Known Known)

  • Những thứ mà ai cũng biết rõ, nhưng không một ai muốn nhận trách nhiệm giải quyết.
  • Là sự kiện có xác suất xảy ra cao, gây tác động lớn, và bị công chúng phớt lờ (Không tiếp nhận ý kiến chuyên gia).
  • Ví dụ: Biến đổi khí hậu, sự sụp đổ của hệ sinh thái, dịch bệnh cảm cúm.


Sự kiện Voi đen là một thuật ngữ được công chúng biết tới vào năm 2014. Tác giả của thuật ngữ này là Thomas L Friedman một chủ mục của tờ New York Times. Sự kiện voi đen được các chuyên gia dự đoán rộng rãi là có "xác suất cao và tác động lớn", nhưng xã hội cố coi nó là một sự kiện "Thiên nga đen" và đánh giá là có độ tin cậy thấp, cho tới khi nó thực sự xảy ra. Thông thường, các chuyên gia dự đoán những sự kiện này sẽ bị gạt ra ngoài lề hoặc bị bôi nhọ cho tới khi vấn đề cuối cùng cũng nổi lên. Hãy thử tưởng tượng về "một con voi trong phòng" mà không ai muốn giải quyết hay đề cập đến thì nó sẽ có thể gây ra hậu quả như thế nào? Những loại sự kiện này có xu hướng tồn tại khi những tác nhân liên quan đến sự sợ hãi vượt qua mong muốn tiến hành. Chúng là những mối đe dọa mà chúng ta có thể nhận ra nhưng chọn bỏ qua, có lẽ vì chúng ta (có thể) cho rằng các sự kiện này có vẻ quá lớn để chúng ta tạo ra ảnh hưởng lên nó.

TÊ GIÁC XÁM - Grey Rhino (Known Unknown)

  • Các sự kiện mà chúng ta biết rằng nó sẽ xảy ra, nhưng chúng ta không biết nó sẽ xảy ra theo hình thức nào.
  • Tương tự như sự kiện Voi đen, cũng không có hành động kịp thời nào ở đây. Một phần là do sự lựa chọn của xã hội, phần còn lại là do sự thiếu kiến thức và nhận dạng. 
  • Ví dụ: Khủng hoảng tài chính, sự bùng nổ của bong bóng nhà đất, hậu quả tàn phá của siêu bão và các thảm họa thiên nhiên khác.


Thuật ngữ Tê giác xám được phổ biến rộng rãi sau cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp vào năm 2012 bởi Michele Wucker trong bài báo của cô "The Gray Rhino: How to Recognise and Act on the Obvious Dangers We Ignore" (Tê giác xám: Làm thể nào để nhận dạng và hành động trên những nguy cơ rõ ràng nhưng lại bị chúng ta phớt lờ). Trong bài báo này, Michele giải thích rằng Tê giác đen thì không thực sự màu đen, và Tê giác trắng cũng không thực sự màu trắng. Thực tế là, chúng đều có màu xám, nhưng không một ai gọi chúng là Tê giác xám!

Do đó, loại sự kiện này liên quan đến việc nhìn thấy những gì hiển nhiên trước mắt bạn nhưng thường không được thảo luận. Đó là về các mối đe dọa có thể đã được người khác xác định nhưng bạn vẫn mù tịt. Với Tê giác xám, vấn đề không phải là câu hỏi Liệu chúng sẽ xảy ra hay không? (IF) mà là Khi nào chúng sẽ xảy ra? (WHEN). Lấy ví dụ như tác động của siêu bão Katrina (2005), chúng ta hoàn toàn có thể dự báo bão sẽ đến, tuy nhiên phần chúng ta không biết là thời gian chính xác nó xảy ra, và tác động chính xác của nó như thế nào.

SỨA ĐEN - Black Jellyfish (Unknown Known)

  • Các sự kiện được biết rằng sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ mang theo những rủi ro không thể lường trước được khi các sự kiện này bắt đầu lan rộng tác động của nó.
  • Các sự kiện mà xã hội không xem nó là mối đe doạ hay rủi ro quá lớn, nhưng chứng minh được nó sẽ trở nên phức tạp khi quy mô của sự kiện gia tăng.
  • Ví dụ: Các rủi ro đang leo thang trên không gian mạng, thực phẩm biến đổi gen (GMO).


Sứa đen đại diện cho các sự kiện có khả năng nhân rộng tác động tức thời. Điều đó có nghĩa là mặc dù chúng có thể là những sự kiện nhỏ, nhưng chúng có thể xảy ra cùng một lúc dẫn đến sự thay đổi không thể lường trước được. Thuật ngữ này được lấy cảm hứng từ sự sinh sôi và phát triển của loài sứa trong đại dương. Chúng có thể làm tê liệt các nhà máy điện ven biển và làm suy yếu các hạm đội quân sự của hải quân (có thể gây ra cả bất ổn chính trị). Một thứ mềm và nhỏ như sứa có thể có tác động to lớn khi quy mô của nó lên tới hàng triệu con. Đây là những sự kiện chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết rõ, nhưng chúng ta thực sự không hiểu sự phức tạp hoặc tiềm năng nguy hại của chúng. Do đó, chúng ta cần xem xét những sự kiện nhỏ bé và tưởng tượng tác động của chúng trên quy mô lớn hơn, trên nhiều hệ thống chồng chéo lên nhau theo thời gian.

THIÊN NGA ĐEN - Black Swans (Unknown Unknown)

  • Những sự kiện xảy ra bất ngờ, xác suất xảy ra thấp.
  • Tuy nhiên, một khi xảy ra, các sự kiện này sẽ tạo ra những tác động bất ngờ quy mô rất lớn.
  • Ví dụ: Sự ra đời của Internet, Vụ tấn công 11/9, sự sụp đổ của thể chế chính trị (như Liên Xô)


Đây có lẽ là loài động vật được nhắc đến nhiều nhất trong các báo cáo nhận dạng rủi ro, nhờ quyển sách của Nasim Nicolas Taleb - "The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable". Thiên nga đen đại diện cho những sự kiện nằm ngoài giới hạn trải nghiệm và ngoài tầm quan sát của chúng ta. Ví dụ, bởi vì chúng ta có xu hướng chỉ nhìn thấy thiên nga trắng, chúng ta không nghĩ rằng sẽ có thể tồn tại một thứ như thiên nga đen trên đời.

Trái ngược với Voi đen, sự kiện Thiên nga đen không được nhận biết hoặc nói rõ, ngay cả với các chuyên gia; chúng xuất hiện dưới dạng ‘outlier’ và xảy ra một cách ‘bất ngờ’. Như Taleb lưu ý, các sự kiện này ‘rất dễ bị tính toán sai, hoặc bị đánh giá quá thấp, hoặc bị đánh giá nghiêm trọng quá mức bình thường’. Thiên nga đen chịu trách nhiệm cho một số thay đổi xã hội lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sự kiện thiên nga đen không nhất thiết phải là một điều tiêu cực. Nó cũng có thể mang lại động lực tiến lên đáng kinh ngạc. Về cơ bản, đó là điều mà ngay cả các chuyên gia giỏi nhất cũng không thể dự báo hoặc dự đoán được.

References

Nhận xét