Bài đăng

JOHARI WINDOW & ANIMATING RISK | Hình tượng động vật và Rủi ro

Hình ảnh
Trong thời điểm không chắc chắn hiện tại, chúng ta (có thể) đã nghe qua một số thuật ngữ, trong đó sử dụng hình ảnh của những loài động vật như Voi, Thiên nga, Tê giác và Sứa để ẩn dụ cho rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, đặc biệt là các tương lai mà chúng ta chưa bao giờ dám tưởng tượng. Các phép ẩn dụ này được hình thành chủ yếu dựa trên khung khái niệm “Johari Window” (cửa sổ Johari). Năm 1955, hai nhà tâm lý học Joseph Luft và Harrington Ingham đã phát triển khái niệm “Johari Window” để giúp mọi người hiểu rõ hơn về mối quan hệ của con người với chính bản thân họ và với những người khác. Nhà triết học người Ireland, Charles Handy về sau đã giải thích nó là “Ngôi nhà Johari với bốn phòng”: (1) Căn phòng known-known là Arena (sân khấu) - phần mà chúng ta và những người khác đều nhìn thấy; (2) Căn phòng known-unknown là Façade (mặt tiền) - phần không gian riêng tư mà chúng ta biết nhưng lại muốn giấu người khá

FOOD SOVEREIGNTY - CHỦ QUYỀN LƯƠNG THỰC

Hình ảnh
Trong hơn ba thập kỉ vừa qua, hàng triệu nông dân quy mô vừa và nhỏ trên khắp thế giới đã bị “đuổi” khỏi đất đai của chính họ bởi các chính sách của chính phủ trong việc mở đường cho các tập đoàn tư bản về kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn tham gia sản xuất thực phẩm cho mục đích xuất khẩu. Đồng thời, việc nhập khẩu thực phẩm giá rẻ cũng đã phá hủy thị trường thực phẩm ở cấp độ địa phương và quốc gia. Kết quả là nhiều quốc gia hiện không còn khả năng sản xuất, tiếp thị thực phẩm của họ; và dần trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu thực phẩm từ bên ngoài. Tuy nhiên, hiện tại chi phí sản xuất thực phẩm theo quy mô công nghiệp hiện đang tăng cao do chi phí đầu vào (như hóa chất nông nghiệp, xăng dầu) ngày càng tăng và tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực đoan (như hạn hán, lũ lụt). Giá lương thực tăng cũng đang gây áp lực buộc các nhà sản xuất tư bản phải tăng lương cho nhân công của họ, và điều này đồng nghĩa với việc họ

KINH TẾ HỌC SINH THÁI

Hình ảnh
----------- "Kinh tế sinh thái (Ecological Economics) giải quyết mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế theo nghĩa rộng nhất. Những mối quan hệ này là nơi trung tâm để thảo luận những vấn đề cấp bách hiện nay (i.e., tính bền vững, mưa acid, nóng lên toàn cầu, tuyệt chủng các giống loài, phân phối của cải), tuy nhiên những vấn đề này không được bao hàm một cách đầy đủ trong các lĩnh vực/ngành khoa học hiện có. Đối với lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường (Environmental and Resource Economics) đang được áp dụng trong hiện tại, nó chỉ bao gồm việc áp dụng quan niệm kinh tế học tân cổ điển (Neo-classical Economics) cho các vấn đề về môi trường và sử dụng tài nguyên. Còn đối với lĩnh vực sinh thái học (Ecology), đôi khi sẽ giải quyết những tác động của con người lên hệ sinh thái, nhưng xu hướng phổ biến hơn hẳn của lĩnh vực này là gắn liền với hệ thống "tự nhiên". Do vậy, kinh tế sinh thái ra đời nhằm mục đích mở rộng những khu vực khiêm tốn và nằm "ch

ECOMODERNISM - “CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI SINH THÁI”

Tháng 04 năm 2015, một nhóm bao gồm những nhà khoa học, nhà báo, nhà hoạt động môi trường tại Anh Quốc đã cho ra mắt bản tuyên ngôn (manifesto) của nhóm và tự nhận bản thân là những Ecomodernists . Điều này đã đánh dấu cho sự ra đời của một quan niệm triết học “ post-environmentalism ” (tạm dịch: hậu chủ nghĩa môi trường), đó là Ecomodernism (tạm dịch: chủ nghĩa hiện đại sinh thái). Trước khi bắt đầu bàn luận về Ecomodernism, hãy cùng nhau nhìn lại hai nhóm quan điểm về tính bền vững, bao gồm Neoclassical Economics (Kinh tế học tân cổ điển) và Ecological Economics (Kinh tế học sinh thái) . Hai nhóm người này luôn tranh cãi cùng vấn đề: “Liệu vốn nhân tạo có thể thay thế được vốn tự nhiên hay không?” . Theo đó, các nhà kinh tế học tân cổ điển coi vốn tự nhiên và nhân tạo là có mối quan hệ thay thế cho nhau trong sản xuất. Họ được cho là những người lạc quan về kỹ thuật công nghệ, họ tin rằng khi tài nguyên trở nên khan hiếm (khi đó, giá cả sẽ tăng) thì con người sẽ tìm mọi cách

PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH LỰA CHỌN (CHOICE MODELING)

Hình ảnh
1. Tổng quan: Phương pháp mô hình lựa chọn ( Choice modeling - CM) hay thực nghiệm lựa chọn ( Choice experiment - CE) là một phương pháp định giá phát biểu sự ưa thích (stated preference). Phương pháp này được phát triển từ nền tảng lý thuyết độ thỏa dụng đa đặc tính (multi-attribute utility) của Lancaster (1966) và lý thuyết về độ thỏa dụng ngẫu nhiên (random utility) của Thurstone (1927). Phương pháp này ban đầu được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và marketing như dự đoán hành vi và nhu cầu thị trường, xác định thị trường tiềm năng và thiết kế sản phẩm tối ưu. Nhưng gần đây, việc áp dụng phương pháp CM đã được mở rộng tới nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào những điểm mạnh của nó trong các lĩnh vực bao gồm: ước tính giá tiềm ẩn cho các thuộc tính, tác động của phúc lợi đối với nhiều kịch bản, và mức độ nhu cầu của khách hàng đối với "các sản phẩm dịch vụ" thay thế bằng các thuật ngữ phi tiền tệ như trong du lịch (Duyen, et al., Dellaert, et al., 1995) , kinh tế học